Thư viện

Thư viện tài liệu pháp luật, kỹ thuật và phần mềm hỗ trợ

Mục này Bình Anh mang đến cho các bạn nội dung các quy định pháp luật mới nhất có liên quan đến lĩnh vực vận tải, thiết bị giám sát hành trình, những văn bản pháp luật cần biết đối với doanh nghiệp, cùng với những phần mềm hỗ trợ của Bình Anh phát hành cho khách hàng và các tài liệu kĩ thuật, sơ đồ đấu nối các thiết bị do chúng tôi sản xuất. Để xem từng nội dung bạn có thể chọn ở từng mục bên dưới. Đừng quên gọi điện cho hệ thống CSKH nếu bạn cần sự giúp đỡ của chúng tôi.


Những nội dung chính có liên quan đến GSHT:

Điểm b, Khoản 1, Điều 67: Phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ

Luật số 23/2008/QH12 Quy định về Giao thông đường bộ, ngày 13/11/2008 (thay thế Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001)

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ngày 10/9/2014 (thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP, 93/2012/NĐ-CP).

Những nội dung chính có liên quan đến giám sát hành trình:

Điều 14. Thiết bị giám sát hành trình của xe

  1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
  2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
  3. a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  4. b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
  5. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:
  6. a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
  7. b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
  8. c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
  9. d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Điểm c, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 6 tại Điều 13:

  • Xe kinh doanh vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
  • Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ngày 10/9/2014 (thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP, 93/2012/NĐ-CP). Nghị định này quy định các yêu cầu lắp thiết bị giám sát hành trình và lộ trình lắp đặt đối với từng loại phương tiện.

Những nội dung chính có liên quan đến giám sát hành trình:

  1. Xử phạt lái xe nếu vi phạm một trong các hành vi sau

+ Khoản 3, Điều 24 &  Điểm g, Khoản 5, Điều 23:  Xử phạt lái xe điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hóa từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.

+ Điểm k, Khoản 3 Điều 23: Phạt lái xe taxi 600.000 đến 800.000 nếu Điều khiển xe taxi không sử dụng đồng hồ tính tiền cước hoặc sử dụng đồng hồ tính tiền cước không đúng theo quy định khi chở khách;

+ Điểm b, Khoản 1, Điều 23: Phạt lái xe taxi từ 100.000 đến 200.000 nếu không thực hiện đúng quy định về tắt, bật sáng hộp đèn “TAXI”;

I.Xử phạt đơn vị vận tải, chủ phương tiện kinh doanh vận tải

 Khoản 4 Điều 28. Xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
  • Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định;

Điểm d Khoản 3 Điều 28: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng xe taxi chở hành khách không có hộp đèn “TAXI” hoặc có nhưng không có tác dụng, không gắn cố định trên nóc xe theo quy định; không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định; không có thiết bị in hóa đơn được kết nối với đồng hồ tính tiền cước theo quy định (riêng thiết bị in hóa đơn áp dụng từ 1/1/2017 theo Khoản 5 Điều 80).

Điểm a Khoản 7 Điều 28: Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như trong thông tư này như phải: lắp đặt hộp đèn “TAXI”, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh cực giao thông đường bộ và đường sắt, ngày 26/5/2016 (thay thế Nghị định 171/2013/NĐ-CP, 107/2014/NĐ-CP)

Những nội dung chính có liên quan đến giám sát hành trình:

Khoản 4 Điều 5: Về Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông

  • Quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phục vụ cho hoạt động quản lý của đơn vị và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin bắt buộc của từng xe ô tô khi có yêu cầu; theo dõi, đề xuất sửa chữa, thay thế kịp thời hư hỏng của thiết bị giám sát hành trình; định kỳ lập báo cáo các hành vi vi phạm của đội ngũ lái xe thuộc đơn vị.

Điều 6. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe

  1. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.
  2. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng định vị toàn cầu (GSM).
  3. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
  4. a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định.
  5. b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông.
  6. c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  7. d) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.

Khoản 8 & 9 Điều 24, Khoản 5 & 6 Điều 35, Khoản 3 & 6 Điều 42. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

  • Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
  • Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu GPS, GSM.

Khoản 2.a & 9 Điều 53 về Quy định đối với đơn vị và lái xe vận tải hàng hóa

  • Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này
  • Lái xe có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động

Khoản 5c & 8 &11&12b Điều 55 Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu

  • Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu
  • Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.

  • Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm iểm tra quá trình thực hiện các điều kiện kinh doanh, chế độ báo cáo của đơn vị kinh doanh vận tải và việc chấp hành các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký thực hiện gỡ bỏ phương tiện đã xác nhận khỏi hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu thực hiện cập nhật phương tiện kể từ khi cấp phù hiệu, biển hiệu cho phương tiện.

Khoản 6 Điều 63 về Sở Giao thông vận tải

  • Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, khai thác sử dụng các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe do đơn vị kinh doanh vận tải (hoặc tổ chức được uỷ quyền) cung cấp và từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

Thông tư số 63/2014/BGTVT ngày 07/11/2014  và Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 Quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ(thay thế Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT)

Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (QCVN31:2014/BGTVT), ngày 15/12/2014 (thay thế Thông tư 08/2011/TT-BGTVT)

Điều 3.4.2: Trách nhiệm của đơn vị sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu TBGSHT

Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, lắp đặt TBGSHT cho khách hàng theo đúng quy định liên quan của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cụ thể:

  • Cung cấp dịch vụ, bảo hành sản phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và đảm bảo việc vận hành, bảo trì TBGSHT lắp trên xe ô tô trong thời hạn bảo hành sản phẩm;
  • Đảm bảo các điều kiện về truyền dẫn dữ liệu từ máy chủ kết nối TBGSHT về Tổng cục ĐBVN theo quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ TBGSHT của xe ô tô;

Điều 3.4.3: Trách nhiệm của chủ phương tiện kinh doanh vận tải

Chỉ được lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải các sản phẩm TBGSHT có kiểu loại đã được chứng nhận hợp quy, có gắn dấu hợp quy và nhãn hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn này.

Lắp đặt TBGSHT trên xe ô tô theo đúng quy định tại mục 2.6 của Quy chuẩn này.

Chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì hoạt động của TBGSHT trong suốt quá trình khai thác, vận hành các phương tiện vận tải do mình quản lý, sử dụng theo quy định.

Cập nhật, bổ sung các tính năng kỹ thuật theo yêu cầu quy định tại Quy chuẩn này đối với các TBGSHT đã được lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải theo quy định.

Điều 3.6: Chuyển tiếp từ QCVN 31: 2011/BGTVT sang QCVN 31: 2014/BGTVT

  • 6.1. Giấy chứng nhận hợp quy đã cấp cho kiểu loại/lô TBGSHT sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu theo QCVN 31: 2011/BGTVT vẫn còn giá trị đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận. Sau thời điểm có hiệu lực của Quy chuẩn này, đơn vị sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phải cập nhật, bổ sung tính năng cho TBGSHT có kiểu loại đã được cấp Giấy chứng nhận nêu trên phù hợp quy định tại Quy chuẩn này trước khi lắp đặt TBGSHT lên phương tiện kinh doanh vận tải.
  • 6.2. Đối với TBGSHT phù hợp QCVN 31: 2011/BGTVT đã lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải trước ngày 15 tháng 4 năm 2015, chủ phương tiện phải thực hiện cập nhật, bổ sung các tính năng kỹ thuật theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 31: 2014/BGTVT chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2017.

Thông tư số 73/2014/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (QCVN31:2014/BGTVT), ngày 15/12/2014 (thay thế Thông tư 08/2011/TT-BGTVT)

Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT Quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, ngày 15/4/2015 (thay thế thông tư 23/2013/TT-BGTVT)
Những nội dung chính có liên quan đến giám sát hành trình:

Điều 7. Phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình

  1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý hệ thống thông tin thống nhất trong phạm vi cả nước, tổng hợp dữ liệu đầu vào được truyền về từ đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ để phân tích theo các chỉ tiêu:
  2. a) Tổng số lần và hành vi vi phạm của từng xe theo ngày, tháng, năm;
  3. b) Tổng số lần vi phạm của xe theo từng hành vi vi phạm;
  4. c) Tổng số lần vi phạm/1.000 km của từng xe, từng đơn vị kinh doanh vận tải và từng Sở Giao thông vận tải;
  5. d) Tỷ lệ tổng số km vi phạm/tổng km xe chạy (tính theo %);

đ) Tổng hợp các xe có vi phạm quá tốc độ cao nhất;

  1. e) Tổng hợp các đơn vị kinh doanh vận tải, các Sở Giao thông vận tải có tổng số lần vi phạm/1.000 km cao nhất;
  2. g) Tỷ lệ người lái xe vi phạm quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày trên số ngày xe hoạt động;
  3. h) Số lần và thời gian không truyền dữ liệu trong tháng của từng đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải;
  4. i) Tổng hợp tình hình vi phạm theo từng tuyến đường và theo các thời điểm khác nhau.
  5. Sở Giao thông vận tải thực hiện việc khai thác, quản lý dữ liệu về biển số xe, trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), tên đơn vị kinh doanh vận tải và các dữ liệu vi phạm về hành trình, tốc độ xe chạy, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày của từng đơn vị kinh doanh vận tải thuộc Sở trực tiếp quản lý thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào hệ thống thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  6. Bến xe khách, bến xe hàng được cung cấp tài khoản đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý đối với phương tiện hoạt động tại bến.
  7. Đơn vị vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ được ủy quyền được cung cấp tài khoản đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để đối chiếu, kiểm chứng dữ liệu gốc đã truyền và dữ liệu đã xử lý của các phương tiện do đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình trên hệ thống máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải

  1. Đầu tư, bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm và đường truyền dữ liệu đặt tại đơn vị đảm bảo tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  2. Truyền dẫn chính xác, đầy đủ dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Thông tư này về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  3. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp dữ liệu, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  4. Bố trí cán bộ để theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý, điều hành của đơn vị; kiểm tra tính chính xác các thông tin về biển số xe, trọng tải xe (số lượng hành khách hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), loại hình kinh doanh vận tải, họ tên lái xe, số giấy phép lái xe thuộc đơn vị quản lý.
  5. Lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc trong thời hạn tối thiểu 01 năm.
  6. Bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật cho hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình tại đơn vị và trên hệ thống thông tin của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  7. Xử lý trách nhiệm quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu đối với các cá nhân, bộ phận liên quan theo quy định; xử lý kịp thời lái xe vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị.
  8. Đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp thực hiện hoặc ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý các quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 và khoản 6 Điều này.
  9. Báo cáo định kỳ hàng tháng, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải về kết quả xử lý vi phạm tại đơn vị.

Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ

  1. Đầu tư, bảo trì trang thiết bị, phần mềm cung cấp và truyền dữ liệu theo đúng hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh vận tải để đảm bảo tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  2. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời trong việc cung cấp dữ liệu, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch các thông tin, dữ liệu truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam; đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu của các đơn vị kinh doanh vận tải do mình cung cấp.
  3. Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, dữ liệu cung cấp và truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  4. Xây dựng phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 31:2014/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình xe ô tô để đơn vị kinh doanh vận tải khai thác, quản lý phương tiện.
  5. Có phương án bảo đảm thay thế khi thiết bị lắp trên phương tiện vận tải bị hỏng hoặc đang sửa chữa nhằm đảm bảo dữ liệu của phương tiện không bị gián đoạn trong suốt quá trình hoạt động vận tải (trừ trường hợp phương tiện đang hoạt động vận tải nhưng chưa kết thúc hành trình).
  6. Có trách nhiệm cảnh báo các thiết bị không truyền dữ liệu trên phần mềm khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.

Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT Quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, ngày 15/4/2015 (thay thế thông tư 23/2013/TT-BGTVT)

Thông tư số 10/2015/TT-BGVT Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô, ngày 15/4/2015 (thay thế Thông tư 55/2013/TT-BGTVT)

Thông tư số 10/2015/TT-BGVT Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô, ngày 15/4/2015 (thay thế Thông tư 55/2013/TT-BGTVT)

Những nội dung chính có liên quan đến giám sát hành trình:

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. 60 50

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. 90 80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. 80 70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. 70 60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác. 60 50

Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, ngày 31/12/2015 (thay thế Thông tư 13/2009/TT-BGTVT).

Công văn chỉ đạo số: 6240/BGTVT-KHCN hướng dẫn thực hiện việc nâng cấp TBGSHT lắp đặt trên xe ô tô, từ QCVN31: 2011/BGTVT lên QCVN31: 2014/BGTVT, ngày 19/5/2015. Cụ thể, tại mục 3 của công văn ghi rõ, các Sở GTVT sẽ kiểm tra các mục sau đây:

o   Có giấy chứng nhận hợp chuẩn theo Quy chuẩn cũ QCVN31: 2011/BGTVT.

o   Có hợp đồng nâng cấp, biên bản nghiệm thu giữa nhà cung cấp GSHT với đơn vị vận tải.

o   Có bổ sung đầu đọc và thẻ lái xe trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu.

o   Có các tính năng phần mềm khai thác trên web theo phụ lục B của QCVN31: 2014/BGTVT.

Công văn chỉ đạo số: 6240/BGTVT-KHCN hướng dẫn thực hiện việc nâng cấp TBGSHT lắp đặt trên xe ô tô, từ QCVN31: 2011/BGTVT lên QCVN31: 2014/BGTVT, ngày 19/5/2015.

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
  2. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  3. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  7. c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  8. d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

  1. e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  4. b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
  6. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  7. b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.